Glaucoma, the ‘silent thief of sight’

Dr Lau Pik Onn / 25 May, 2020

Cườm nước là gì?Cườm nước là gì?

Cườm nước là tình trạng mất thị lực ở mắt, nguyên nhân bệnh do sự tổn thương của dây thần kinh thị giác gây ra. Mỗi chúng ta đều có một dây thần kinh thị giác để truyền tải thông tin (điều chúng ta nhìn thấy) từ mắt đến não. Khi nhãn áp tăng lên, gây tổn thương thị giác từ đó gây ra bệnh cườm nước. Sự tàn phá ở dây thần kinh lặng lẽ đến mức người bệnh rất khó để nhận ra thị lực của mình đang giảm dần dần cho đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng. Đó cũng là lý do tại sao căn bệnh này còn được gọi với biệt danh “kẻ cướp ánh sáng lặng thầm”

Bệnh cườm nước là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa không thể hồi phục. Hầu hết 60% bệnh nhân mắc bệnh cườm nước tập trung ở châu Á.1

Tại Singapore, đối tượng mắc bệnh cườm nước dao động tầm 3% là người hơn 50 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh sẽ tỉ lệ thuận với độ tuổi, với gần 10% người cao tuổi hơn 70 mắc chứng bệnh này (Dựa vào nghiên cứu viện mắt Singapore năm 2009).

Cườm nước chiếm tầm 40% nguyên nhân gây mù lòa tại Singapore.2

Chứng mất thị giác do cườm nước gây ra không thể phục hồi, nên việc khám mắt thường xuyên là vô cùng quan trọng. Việc khám mắt bao gồm việc đo nhãn áp (áp suất ở mắt) để biết chắc tình trạng mắt, nhầm hỗ trợ cho việc chẩn đoán chữa bệnh về sau. Bạn có thể khám và phát hiện tình trạng bệnh kịp thời tại Trung tâm Tầm soát sức khoẻ Icon.

Lý do bệnh cườm nướcLý do bệnh cườm nước

Mắt của chúng ta giống như một trái bóng chứa đầy chất lỏng cung cấp oxy và dưỡng chất cho phần còn lại của mắt. Nó có một dòng chảy vào và lối thoát ra. Đối với nhãn áp thông thường, luồng chảy ra và vào cần phải bằng nhau.

Ở bệnh cườm nước, do nhãn áp trở nên quá cao đối với dây thần kinh thị giác, gây ra sự mất cân bằng giữa luồng chảy ra và vào chất lỏng của nhãn cầu.

Các loại cườm nướcCác loại cườm nước

Bệnh cườm (tăng nhãn áp của mắt) có rất nhiều dạng:

Tăng nhãn áp góc mở (Cườm nước góc mở)

  • Đây là dạng cườm nước phổ biến nhất với các triệu chứng thường phát triển chậm. Bạn có thể không nhận ra được thị lực của mình suy yếu cho đến khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
  • Bệnh loại này chủ yếu ảnh hưởng đến người trung niên và cao tuổi, tiến triển bệnh chậm và không gây đau đớn.
  • Thị lực khi nhìn xa và và khi vào ban đêm có xu hướng bị ảnh hưởng trước khi bệnh tác động đến thị lực trung tâm.

Tăng nhãn áp góc đóng (Cườm nước góc đóng)

Bệnh tăng nhãn áp góc đóng có thể là cấp tính hoặc mãn tính:

  • Bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính có triệu chứng bởi việc nhãn áp đột ngột tăng ở một hoặc cả hai mắt, dẫn đến việc người bệnh có thể bất chợt cảm thấy đau, đỏ mắt, thị lức trở nên mờ và thấy chói khi ở chỗ sáng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể kèm theo triệu chứng đau đầu, buồn nôn và nôn. Lúc này, việc điều trị khẩn cấp để hạ nhãn áp là điều vô cùng cần thiết để cứu thị lực của bạn.
    Bệnh tăng nhãn áp góc đóng mãn tính có thể không có triệu chứng và diễn biến bệnh chậm rãi, người bệnh thường không chú ý trong một thời gian dài. Điều này dẫn đến sự tắc nghẽn ngày càng nhiều của các kênh dẫn lưu trong nhãn cầu, dẫn đến áp lực tăng chậm và kéo dài ở mắt.

Cườm nước thứ phát

  • Bệnh xảy ra khi các bệnh về mắt khác làm tăng nhãn áp, dẫn đến tổn thương dây thần kinh thị giác (ví dụ như các khối u, chấn thương, đục thủy tinh thể đang tiến triển)
  • Nó cũng có thể liên quan đến các tình trạng bệnh lý khác (ví dụ như bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt)

Cườm nước bẩm sinh

  • Đây là một dạng cườm nước bẩm sinh hiếm gặp
  • Trong trường hợp mắc bệnh cườm nước bẩm sinh, mắt trẻ sơ sinh sẽ trở nên to hơn bình thường với các triệu chứng bao gồm, giác mạc mờ, chảy nước mắt và nhạy cảm với ánh sáng
  • Cần khám và điều trị khẩn cấp để ngăn ngừa mù lòa về sau

Nguy cơ nào dễ làm bạn mắc bệnh cườm nước?Nguy cơ nào dễ làm bạn mắc bệnh cườm nước?

  • Tiền sự bệnh lý ở gia đình
  • Tuổi tác (trên 50 tuổi)
  • Các bệnh lý nền (đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường hoặc cao huyết áp) hay các bệnh về mắt bao gồm cận thị hay chấn thương mắt trước đó
  • Chủng tộc (Người châu Á dễ mắc bệnh tăng nhãn áp góc đóng hơn người da trắng)
  • Sử dụng corticosteroid

Cườm nước được chẩn đoán như thế nào?Cườm nước được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ chẩn đoán bệnh cườm nước sau khi khám và xét nghiệm toàn diện mắt.

Tonometry (thường được gọi là ‘bọng mắt’) là một phương pháp xét nghiệm giúp chẩn đoán đo nhãn áp (IOP) bên trong mắt của bạn. Phương pháp này giúp bạn xác định xem bạn có nguy cơ mắc bệnh cườm nước hay không.

Nhãn áp bình thường nằm trong khoảng từ 10 đến 25mmHg, và điều này có thể thay đổi trong ngày. Nếu nhãn áp của bạn trên 21mmHg trong quá trình kiểm tra, bạn sẽ được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa mắt để đánh giá thêm và các xét nghiệm chuyên khoa bổ sung như soi Gonioscopy, kiểm tra trường thị giác và đánh giá thần kinh thị giác.

Tại sao phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng?Tại sao phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng?

Trên thế giới, hơn 90% người mắc bệnh cườm nước không hề biết đến bệnh tại thời điểm chẩn đoán vì phần lớn căn bệnh này không có triệu chứng rõ rệt.2 Cườm nước không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên việc được phát hiện và chẩn đoán điều trị ở giai đoạn sớm có thể phòng ngừa khả năng mù lòa. Một khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương, thị lực của bạn sẽ mất đi vĩnh viễn.

Mục đích của việc phát hiện và điều trị bệnh sớm nhằm giúp làm giảm nhãn áp xuống mức có thể chấp nhận được và ngăn ngừa tổn thương thêm ở dây thần kinh. Nếu cườm nước được phát hiện sớm, việc giảm thị lực có thể được làm chậm hoặc ngăn ngừa.

Điều trị cườm nước Điều trị cườm nước

Điều trị sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào loại cườm nước, được phân loại thành:

  • Nội khoa (bao gồm thuốc nhỏ mắt chống tăng nhãn áp và thuốc uống)
  • Phẫu thuật – thực hiện khi điều trị y tế bằng thuốc nhỏ mắt không thành công, ví dụ như cắt bè củng mạch (trabeculectomy)
  • Laser (thường dành cho bệnh nhân tăng nhãn áp góc đóng

Tham khảoTham khảo

Xem thêm, nhấn tại đây
  1. Chan EW, Li X, Tham Y, et al. Glaucoma in Asia: regional prevalence variations and future projections. British Journal of Ophthalmology 2016:100:78-75.
  2. SingHealth. (2018). Glaucoma. Retrieved on 5 May 2020 from https://www.singhealth.com.sg/patient-care/patient-education/glaucoma
Xem tất cả Articles

Tìm kiếm

Make an appointment