Cườm nước là tình trạng mất thị lực ở mắt, nguyên nhân bệnh do sự tổn thương của dây thần kinh thị giác gây ra. Mỗi chúng ta đều có một dây thần kinh thị giác để truyền tải thông tin (điều chúng ta nhìn thấy) từ mắt đến não. Khi nhãn áp tăng lên, gây tổn thương thị giác từ đó gây ra bệnh cườm nước. Sự tàn phá ở dây thần kinh lặng lẽ đến mức người bệnh rất khó để nhận ra thị lực của mình đang giảm dần dần cho đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng. Đó cũng là lý do tại sao căn bệnh này còn được gọi với biệt danh “kẻ cướp ánh sáng lặng thầm”
Bệnh cườm nước là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa không thể hồi phục. Hầu hết 60% bệnh nhân mắc bệnh cườm nước tập trung ở châu Á.1
Tại Singapore, đối tượng mắc bệnh cườm nước dao động tầm 3% là người hơn 50 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh sẽ tỉ lệ thuận với độ tuổi, với gần 10% người cao tuổi hơn 70 mắc chứng bệnh này (Dựa vào nghiên cứu viện mắt Singapore năm 2009).
Cườm nước chiếm tầm 40% nguyên nhân gây mù lòa tại Singapore.2
Chứng mất thị giác do cườm nước gây ra không thể phục hồi, nên việc khám mắt thường xuyên là vô cùng quan trọng. Việc khám mắt bao gồm việc đo nhãn áp (áp suất ở mắt) để biết chắc tình trạng mắt, nhầm hỗ trợ cho việc chẩn đoán chữa bệnh về sau. Bạn có thể khám và phát hiện tình trạng bệnh kịp thời tại Trung tâm Tầm soát sức khoẻ Icon.